TRUYỆN CỔ ANDERSEN – HANS CHRISTIAN ANDERSEN
Lượt xem:
Hans Christian Andersen (1805-1875) là một nhà văn người Đan Mạch, ông cũng là một người có tài kể chuyện cổ tích hay nhất thế giới. Khi lớn lên, Andersen bắt đầu chuyến chu du khắp châu Âu của mình. Ông đã đưa những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi vào các câu chuyện nhỏ đầy thú vị và bắt đầu sự nghiệp viết truyện cổ tích. Truyện cổ Andersen ra đời từ đó. Các câu chuyện của ông đã được đông đảo các em thiếu nhi yêu thích.
Khi tôi trở về nhà thì cây thông đầu năm lập tức được thắp sáng và trong phòng, những ngọn nến bắt đầu lép bép một cách vui vẻ như thể chung quanh tôi những vỏ quả keo khô đang nổ liên tiếp. Bên cạnh cây thông có một cuốn sách dày: quà của mẹ tôi cho tôi. Đó là những chuyện cổ tích của Andersen. Tôi ngồi xuống dưới cây thông đầu năm và giở cuốn sách. Trong cuốn sách có rất nhiều tranh in màu phủ bằng giấy thuốc lá. Để xem kỹ những bức tranh còn ướt mực in ấy tôi phải thận trọng thổi tờ giấy mỏng đó cho lật lên.Trong tranh, tường những lâu đài tuyết lấp lánh ánh pháo hoa, những con thiên nga bay lượn trên biển cả có những ánh mây hồng soi bóng và những chàng lính chì một chân đứng gác giữ chặt cây súng dài.
Tôi bắt đầu đọc và đọc say mê đến nỗi những người lớn phải bực mình vì hầu như tôi chẳng còn chú ý đến cây thông được trang hoàng đẹp đẽ. Trước tiên, tôi đọc truyện cổ tích về anh lính chì giàu nghị lực và cô vũ nữ bé nhỏ, kiều diễm, rồi đến truyện nữ Chúa Tuyết. Lòng tốt kỳ diệu và ngào ngạt hương như cách tôi cảm thấy, của con người, giống như hương thơm của hoa, bay ra từ những trang giấy của cuốn sách mép mạ vàng kia.
Rồi tôi mơ màng ngủ thiếp đi dưới cây thông vì mệt và vì hơi nóng của những cây nến tỏa ra. Và giữa lúc mơ mơ màng màng như thế tôi nhìn thấy Andersen khi ông để rơi bông hồng. Từ đó, bao giờ tôi cũng hình dung ông giống như trong giấc mơ êm ái đó.Tất nhiên, lúc đó tôi còn chưa biết cả nghĩa đen và nghĩa bóng những truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó.”
Thư viện Trường PTDTNT THCS và THPT Krông Nô trân trọng giới thiệu quý độc giả.
(Thư viện)