NGƯỜI MẸ – MACXIM GORKI (tập I, II)
Lượt xem:
Macxim Gorki (1868 – 1936)
Tên thật: Aleksey Maksimovich Peshkov.
Macxim Gorki là nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga thế kỉ 20. Mười tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, thời thơ ấu phải làm nhiều nghề để kiếm sống: đi ở, làm đầu bếp, làm tượng Thánh, … tuy nhiên cậu bé rất hiếu học và ham mê đọc sách. Macxim Gorki đã đi chu du khắp nước Nga, sống và làm việc cùng với những người lao động nghèo khổ.
Từ năm 1906 đến 1913 và từ năm 1921 đến năm 1929, ông sống ở nước ngoài, hầu hết ở Capri của Ý; sau đó, ông trở về Liên bang Xô Viết. Ông là bạn của đại văn hào Nga Lev Tolstoy và lãnh tụ Liên Xô V.I.Lênin.
Tiểu thuyết: Người mẹ (1906), Cuộc đời Klim Xamghin (1925 – 1936); ….
Bộ ba tác phẩm tự thuật: Thời thơ ấu (1913 – 1914); Kiếm sống (1916); Các trường đại học của tôi (1923).
Kịch: Bọn trưởng giả (1901); Dưới đáy (1902); Những kẻ thù (1906); …
Truyện ngắn nổi tiếng: Makar Tsuđra (1892); Bài ca chim báo bão (1901); Bài ca chim ưng (1902) …
Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Gorki, cuốn tiểu thuyết “ Người Mẹ ” chiếm vị trí quan trọng bậc nhất. Đó là tác phẩm đầu tiên của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, đánh dấu bước ngoặt cǎn bản trên con đường phất triển của nền vǎn học nghệ thuật thế giới. Tác phẩm “Người mẹ” là tác phẩm viết về hiện thực xã hội nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 20, khi giai cấp vô sản Nga đang chuẩn bị tiến hành cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất. Tác phẩm vẽ ra trước mắt chúng ta bức tranh rộng lớn của xã hội Nga những năm đầu thế kỷ 20 với cái quá khứ nặng nề trong đời sống của vợ chồng bác công nhân Mi-khai-in, với cái hiện tại đấu tranh gian khổ và anh dũng của mẹ con anh công nhân Pa-ven… Đồng thời, tiểu thuyết còn gợi lên niềm tin chắc chắn về thắng lợi tất yếu của những người lao động chân chính với chế độ chuyên chế. Hình ảnh kết thúc của tiểu thuyết, “cảnh người mẹ bị bắt cầm tù” gợi nên trong lòng người đọc nhiều ám ảnh, nhiều xót xa nhưng nó làm cho người đọc lạc quan, tin tưởng ở ngày mai.
Thư viện Trường PTDTNT THCS và THPT Krông Nô trân trọng giới thiệu quý độc giả.
(Thư viện)