HÀN MẶC TỬ THƠ VÀ ĐỜI – NGUYỄN THỊ VI KHANH (tuyển chọn)

Lượt xem:

Đọc bài viết

NHÀ THƠ HÀN MẶC TỬ (22.9.1912 – 11.11.1940)

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quãng Bình, lớn lên ở Quy Nhơn tỉnh Bình Định trong một gia đình công giáo nghèo. Cha mất sớm, Hàn Mặc Tử sống với mẹ từ nhỏ ở Quy Nhơn, Bình Định. Hàn Mặc Tử cũng đã theo học trường dòng Pellerin ở Huế chừng hai năm (1928 – 1930) rồi học tiếp ở Quy Nhơn. Ông từng làm ở Sở Đạc điền Quy Nhơn một thời gian, sau mất việc vì đau ốm.

Hàn Mặc Tử làm thơ từ rất sớm khoảng 15, 16 tuổi. Lúc dầu lấy bút danh là Minh Duệ Thị, Phong Trần. Có mấy bài thơ được Phan Bội Châu rất đề cao và họa lại. Năm 1934 – 1935 ông lên Sài Gòn làm báo đổi bút danh là Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử (sau cùng đổi thành Hàn Mặc Tử). Ông cùng Chế Lan Viên thành lập trường thơ Điên loạn (tức thơ Điên) năm 1936. Cũng trong năm này ông phát hiện ra mình bị mắc bệnh phong, nhưng sau đó vẫn sáng tác nhiều. Căn bệnh hiểm nghèo có ảnh hưởng rất sâu sắc đến hồn thơ Hàn Mặc Tử. Tháng 9 năm 1940, ông vào bệnh viện phong Quy Hòa và mất tại đây sau chưa đầy hai tháng.

Các tác phẩm chính của ông: Tập thơ Gái quê (1936), Thơ Điên (tức Đau thương), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên …

Thư viện Trường PTDTNT THCS và THPT Krông Nô trân trọng giới thiệu quý độc giả.

(Thư viện)