GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA – THẠCH LAM

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Quê ông ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng nam. Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ năm 1932, ông là thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay…

Thạch Lam mất vì bệnh lao khi tuổi đời còn rất trẻ tại Hà Nội.

Tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa tập hợp trọn vẹn những truyện ngắn đã đăng báo của Thạch Lam, thuộc các tập “Gió đầu mùa”, “Nắng trong vườn” và “Sợi tóc”.

Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hằng ngày. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.

 

Thư viện Trường PTDTNT THCS và THPT Krông Nô trân trọng giới thiệu quý độc giả.

(Thư viện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gió Lạnh Đầu Mùa là tập truyện ngắn của Thạch Lam, gồm 23 câu chuyện với các số phận và hoàn cảnh khác nhau như: Người bạn trẻ Trang 7 đến trang 14, một cơn giận trang 27 – trang 34, trở về trang 62 – trang 69, Đứa con trang 123- trang 130,…Với bút pháp chân thực Thạch Lam đã dẫn dắt người đọc đi từ niềm xúc cảm này đến niềm xúc cảm khác với những cảnh đời không mấy may mắn…trong một xã hội đầy dẫy những bất công.

Mỗi truyện ngắn trong tập truyện là một điều khiến người đọc phải suy ngẫm nhiều. Phải thực sự có một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm với cuộc sống con người mà đặc biệt là những người nghèo khổ thì nhà văn mới có được những trang văn như thế. Chỉ một “Nhà mẹ Lê” trang 79 đến trang 86 thôi cũng đủ làm cho cuốn sách trở nên đủ dư vị của nó rồi! và tất cả những truyện của Thạch Lam đâu đó chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tràn đầy tình thương và giá trị nhân đạo. Lật từng trang truyện lại rơm rớm nơi khóe mi chút gì đó thương cảm cho số phận của những con người trong những năm tháng.gian  khổ.

Đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam, có nhà nghiên cứu văn học đã nhận xét: “… Đọc Gió lạnh đầu mùa, người đọc vẫn thấy thú vị khi được cùng với nhân vật cảm nhận thấm thía bằng cảm giác, bằng tâm hồn những đổi thay của cảnh sắc; không khí thiên nhiên lúc chuyển mùa, của không khí sinh hoạt gia đình lúc có cơn gió lạnh đầu mùa tràn về. Tất cả đều quen thuộc mà mới mẻ, bình dị mà vẫn bàng bạc chất thơ”. Hãy chọn lọc những câu văn, đoạn văn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam để chứng minh nhận xét trên.